Đồng nguyên chất

Đảm bảo 100%

Nhiều cơ sở

7 showroom, 2 xưởng

Tại ý yên

Nam Định

Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Nghệ nhân: Nguyễn Phú Văn

Nghệ nhân Nguyễn Phú Văn
“Khâu đắp mẫu là khâu gần như quyết định về mẫu đồng. Tất cả các công việc tạo khối, tạo mẫu đều phải dựa trên cơ sở các mẫu đắp này”. Đó là lời của nghệ nhân Nguyễn Phú Văn khi nói về công việc của mình. Câu nói của nghệ nhân Phạm Phú Văn (30/7/1958), nghệ nhân đắp mẫu chính của thương hiệu đồ đồng Dung Quang Hà tại Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định. Sinh ra và lớn lên tại thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định, ông là nghệ nhân đắp mẫu truyền thống và thuần thục với kinh nghiệm đã hơn 40 năm. Từ khi còn là thanh niên, ông đã được truyền dạy các công việc của nghề đúc đồng từ gia đình. Trong đó ông thành thạo nhất là nghề đắp mẫu và cho tới nay, ông là người đắp mẫu chính gần như tất cả các sản phẩm của Dung Quang Hà. Những bức tượng nổi tiếng nhất do chính tay ông làm mẫu có thể kể đến: tượng Bác Hồ, tượng Phật, tượng Nguyễn Trãi, tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Không thể nhớ đã có bao nhiêu sản phẩm do chính tay ông đắp mẫu được phân phối trên thị trường. Điều ông còn nhớ chính xác đó chính là các kỹ thuật, các bí kíp làm nghề truyền thống từ đời cha ông truyền lại. Thành phẩm tạo ra có đường nét tinh xảo, hoàn hảo hay dở tệ đều được quyết định bởi chính khâu quan trọng này. Vật mẫu được nghệ nhân dùng đất sét đắp mẫu, dựa trên hình ảnh sản phẩm của khách hàng đã gửi. Đối với tượng chân dung, làm sao để mẫu đắp có hồn và đường nét giống với hình ảnh là công việc khó nhất. Nếu không có tay nghề và kỹ năng tốt thì toàn bộ sản phẩm coi như đã hỏng. Trong suốt hơn 40 năm trong nghề, công việc này đã trở thành thói nghề rất quen tay với ông. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ông làm việc tùy tiện theo thói quen. Ngược lại, với mỗi sản phẩm cách làm việc lại rất cẩn thận, tỉ mỉ và chau chuốt. Bên cạnh công việc chính, ông còn truyền nghề lại cho con cháu. Đây vốn là nghề gia truyền từ dòng họ để lại, nên đối với ông, thế hệ trẻ cần phải gìn giữ và phát huy công việc này hơn nữa. Để nghề đúc đồng truyền thống không bị mai một làm mất đi bản sắc dân tộc Việt Nam.

NGHỆ NHÂN KHÁC

BÀI VIẾT NỔI BẬT

CẨM NANG ĐỒ ĐỒNG