Theo truyền thuyết trong dân gian, Cô Chín là một trong 12 Thánh cô trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới về vị Thánh Cô này cũng như giải đáp cho câu hỏi căn cô Chín là gì và có lộc gì?
“Tính cách của người có căn cô Chín thường ưa thích những màu hồng, đỏ, hồng cánh sen. Vẻ ngoài xinh đẹp, điệu đà, nét mặt xinh đẹp có phần phúc hậu. Người hơi thẳng thắn, dễ nóng tính và khá đanh đá, tuy vậy lại rất thương người.”
Nguồn gốc và sự tích về cô Chín Sòng Sơn
Cô Chín là một vị Thánh Cô thuộc Tứ phủ Thánh Cô trong hệ Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam có liên quan mật thiết với Tứ phủ. Các Thánh Cô vốn là các thị nữ đoan trang, nết na, mặt tựa tiên nữ thường đi theo hầu các Mẫu hoặc các Chầu.
Danh xưng của 12 Thánh Cô trong Tứ Phủ Sơn Trang Thần Cáp Thánh Cô gồm:
- Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Quế Hoa Công Chúa)
- Cô Đôi Thượng Ngàn hay Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Đông Quang Công Chúa)
- Cô Bơ Thoải hay Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
- Cô Tư Địa Phủ hay Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Chiêu Dung Công Chúa)
- Cô Năm Suối Lân hay Chầu Năm Suối Lân (Suối Lân Công Chúa)
- Cô Sáu Sơn Trang hay Chầu Lục Cung Nương (Lục Cung Công Chúa)
- Cô Bảy Kim Giao hay Chầu Bảy Kim Giao (Mỏ Bạch Công Chúa)
- Cô Tám Đồi Chè hay Chầu Bát Nàn (Chầu Bát Đông Cuông, Chầu Bát Mỏ Ba)
- Cô Chín Sòng Sơn hay Chầu Chín Cửu Tỉnh (Quỳnh Hoa Công Chúa)
- Cô Mười Đồng Mỏ hay Chầu Mười Đồng Mỏ (Mỏ Ba Công Chúa)
- Cô Bé Thượng Ngàn hay Chầu Bé Bắc Lệ (Bắc Lệ Công Chúa)
- Cô Bé Thoải hay Chầu Bé Thủy Cung (Thủ đền công chúa)
Cô Chín Sòng Sơn còn được gọi với tên là Cô Chín Giếng theo sự tích là một tiên cô có nhiều phép thần thông quảng đại, theo hầu Mẫu Sòng và có tài xem bói. Tương truyền 1000 quẻ cô xem bói thì không sai một quẻ nào.
Trong dân gian truyền kể lại rằng, cô Chín tức Cửu Thiên Huyền Nữ là con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế, là một cô tiên giáng trần bán nước trước cổng đền Ba Dội, từng theo hầu Mẫu Sòng. Những kẻ người trần mắt thịt mới đầu không tin cho rằng cô là yêu quái, tìm mọi cách để xua đuổi diệt trừ.
Sau đó cô về tâu với Ngọc Hoàng, cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên. Không những vậy cô làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây, nửa người nửa ma.
Với tài năng đoán quẻ, nhìn thấy trước đại cục, cô đã phò tá vua giúp đánh thắng nhiều trận mạc. Về sau vua cho lập đền thờ cô, trước đền là chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản.
Còn có một sự tích khác về cô Chín như sau: Cô Chín là tiên nữ hầu Mẫu trong đền Sòng cai quản chín Giếng, cô dạo chơi khắp bốn phương trời. Đến vùng Thanh Hóa, động lòng trước cảnh quan nơi đây, cô hội họp tiên nữ, lấy gỗ cây sung làm nhà, cây si mắc võng.
Nhân dân sau đó cầu đảo đều linh ứng liền lập đền thờ cô Chín, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Khi ngự đồng cô mặc áo đồng màu đào phai phơn phớt, mua quạt khi tiến Mẫu, múa cờ khi tiến Vua, cũng có khi cô múa cánh tiên hay thêu hoa dệt lụa.
Căn cô Chín là gì và có lộc gì? Tính cách của người có căn cô Chín
Những người có căn thật sự phải là người có cơ duyên với nhà thánh, có bóng thánh và nhiều sự đã linh ứng.Có người biết sớm có người biết muộn, đa số đều sẽ biết khi duyên đến đúng thời điểm.
Người có căn trước hết đều có những dấu hiệu để báo hiệu như: có người sẽ ốm đau quặt quẹo khám thuốc mọi nơi không ra bệnh, nói chung đây là những thứ bệnh âm. Vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ.
Dân gian thường gọi là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe hồi phục, công việc tiến triển dần dần. Hàng năm đến dịp tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ thì các Cô và Cậu ra trình đồng bằng các lễ Lên đồng.
Tóm lại tùy vào người đó có bóng căn của ai, căn ông hoàng Mười, hay căn cô Chín, cô Bơ đều sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Rồi đến đúng ngày đúng tháng, được mở đường dẫn lối đi đúng hướng, mọi sự sẽ dần khởi sắc.
Tính cách của người có căn cô Chín thường rất thích làm đẹp, điệu đà, thẳng tính và nóng tính, đôi khi hơi đanh đá và ngoa ngoắt. Bởi vậy mới có câu:
Người có căn cô chín:
“Không chua ai gọi là chanh
Không thiêng ai gọi là cô Chín xứ Thanh đền Sòng”
Tuy vậy người có căn cô Chín lại có trực giác rất nhạy, thương người. Ai có căn của vị thánh nào, sẽ mang dáng dấp của vị thánh đó. Người có căn cô Chín bề ngoài thường có nét mặt đẹp, mặt hoa da phấn, má hồng rất xinh đẹp, ưa thích các màu hồng, đỏ và chuộng các loại hoa.
Người có căn cô Chín có lộc gì? Như đã nói ở trên, cô Chín có tài đoán quẻ, do đó người có căn cô Chín có thể biết xem bói hay gọi hồn.
Dưới đây là hình ảnh ngự đồng của các Thanh Đồng:
Một vài lưu ý khi đi lễ đền cô Chín
Đền cô Chín ở đâu?
Đền cô Chín Sòng Sơn xứ Thanh nổi tiếng linh thiêng nhất nhì trong nước nằm tại địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, là nơi thờ chính của cô Chín Giếng, Mẫu Cửu và chầu Cửu. Ngôi đền còn có tên gọi khác là đền Chín Giếng bắt nguồn từ chín chiếc giếng tự nhiên xung quanh ngôi đền không bao giờ cạn.
Ngôi đền được khởi công và xây dựng dưới thời Cảnh Hưng, triều đại vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), được tu sửa vào năm 1939 cho tới năm 1993 được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Ngày nay khi đến đây, không chỉ viếng cô Chín mà bạn còn có thể thăm quan quang cảnh nơi đây, hiện nay ngôi đền đã được tôn tạo tu bổ phục vụ cho khách thập phương ghé thăm.
Ngoài ngôi đền chính ở Thanh Hóa, trên cả nước cũng có những ngôi đền thờ cô Chín tọa lạc ở các địa điểm khác nhau.
- Đền cô Chín ở Hà Nội: Địa chỉ 35 Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám. Ngôi đền được xây dựng trong khoảng thế kỷ 19 và đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoa cấp quốc gia.
- Đền cô Chín suối Rồng ở phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Trước cửa đền có dòng suối Rồng chảy qua, theo như những người sống lâu năm ở đây thì dòng suối này chưa bao giờ cạn.
- Đền cô Chín Thượng ở thôn Đền Trắng, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Ngôi đền nằm trên một quả đồi, cảnh quan giữa rừng núi nên thơ, được tu sửa vào năm 2013 và 2014 đã khang trang hơn trước rất nhiều.
- Đền cô Chín Tây Thiên nằm trong khu du lịch văn hóa tâm linh Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc được xếp hạng khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Đền cô Chín Tây Thiên được thờ từ bát hương nhang của đền cô Chín Sòng Sơn và bát hương ban Cô của đền Thượng.
- Đền Cô Chín Đồng Mỏ nằm trên đường Đèo Rộ thuộc thôn Mỏ Ba, xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Ngôi đền này khó đi hơn so với những ngôi đền khác vì năm giữa lưng chừng núi, phải đi bộ và leo dốc cao.
Tới đền cô Chín bạn nên cầu bình an, may mắn, xin cô che chở và độ trì cho cuộc sống được an nhiên, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó hãy thành tâm với những gì mong cầu và xin cô chứng giám để mọi chuyện được thuận lợi và hanh thông.
Đi lễ đền cô Chín vào ngày nào?
Trong suốt thời gian trong năm, bạn có thể ghé thăm đền cô Chín bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên nếu bạn muốn tham gia vào hội chính của đền cô Chín thì dưới đây là hai khoảng thời gian mà bạn cần lưu tâm:
- 26/2 âm lịch: Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội.
- 9/9 âm lịch: Lễ hội chính của đền cô Chín.
Hướng dẫn cách sắm lễ đền cô Chín
Sắm lễ vật để viếng cô Chín đều có thể dùng lễ chay và lễ mặn. Không cần phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mới là người có lòng thành tâm với cô.
Cũng như khi bạn đi lễ chùa hay đền miếu nơi khác, nếu đi cá nhân một mình bạn có thể chuẩn bị gói bánh hoặc đĩa quả (không dùng quả dạng chùm như nho, nhãn, vải,…), bó xôi hoặc xôi chè, lọ hoa cùng với hương vàng để khấn cô. Lễ mặn gồm xôi, gà hoặc thịt miếng lợn luộc chín cắt vuông, lọ hoa và hương vàng.
Tuy nhiên vì cô Chín là người thích hoa, nhất là những loài hoa có màu hồng, đỏ do đó trong lễ vật bạn nên cho thêm hoa. Nếu bạn ở phương xa đến cũng đừng lo lắng vì hiện nay đã có rất nhiều dịch vụ nhận làm lễ ở ngoài cửa đền.
Bạn cũng có thể cân nhắc tiết kiệm đồ lễ và dùng tiền đó đóng góp vào thùng công đức, làm công quả hoặc làm từ thiện cũng sẽ rất tốt.
>> Xem ngay: Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Mâm cúng rằm tháng 7 cần những gì?
Một vài hình ảnh về đồ lễ đền cô Chín
Bài văn khấn cô Chín
“Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật…
Con xin kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn nam bắc đông tây.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử
Hôm nay là ngày, hương tử con tên là … hiện nay đang ngụ tại…
Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con. Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được những mong muốn, cầu xin của con.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật”
Trên đây là những kiến thức mới nhất về căn cô Chín. Mong rằng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về vị Thánh Cô cũng như hiểu rõ hơn về căn cô Chín có lộc gì và người có căn cô Chín biểu hiện như thế nào.
Nếu có bất kỳ ý kiến nào cần phản hồi lại cho chúng tôi hãy để lại dưới comment bạn nhé!
Đừng quên Đồ Đồng Dung Quang Hà chuyên cung cấp các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng, cũng như tượng đồng. Nếu bạn có nhu cầu đặt làm các tượng thánh hoặc tượng Phật bằng đồng, mua đồ thờ cúng cho ban thờ hay điện thờ hãy liên hệ cho chúng tôi theo số Hotline: