Ngày nay, bên cạnh sử dụng tượng Quan Công bằng đồng để trưng bày, thì nhiều gia đình còn lập bàn thờ để thờ cúng với mong muốn Quan Công sẽ hiển linh và mang lại nhiều bình an, may mắn cũng như bảo vệ gia đình khỏi những điềm xấu trong cuộc sống. Tuy nhiên khi thờ Quan Công liệu gia chủ đã hiểu rõ được việc thờ Quan Công có ý nghĩa gì hay chưa? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu rõ hơn về cách thờ Quan Công sao cho đúng cũng như giải thích rõ hơn vấn đề thờ Quan Công có ý nghĩa gì?
Quan Công là ai?
Quan Công là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc tên là Quan Vũ, tự là Trường Sinh hay Vân Trường. Ông là một vị tướng lừng lẫy thời nhà Đông Hán và sống trong thời Tam Quốc, là một trong những vị tướng đã góp công rất lớn trong việc thành lập nên nhà nước Thục Hán với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Quan Công chính là người có công lớn giúp Lưu Bị thành lập nên nhà nước Thục Hán với nhiều chiến công hiển hách được lưu truyền lại trong sử sách như: chém đầu Nhan Lương – Văn Sú, chém đầu Hoa Hùng,… Nhưng Quan Công tuy là một vị tướng tài giỏi nhưng lại có tính kiêu ngạo, tự phụ vì đó mà sau này, ông đã phải bỏ mạng dưới tay một vị tướng của nhà Đông Ngô.
Sau khi thời Tam Quốc đi qua, Quan Công được dân chúng tôn sùng và thần thánh hóa như một vị Quan Thánh: “Danh lợi không đổi lòng, giàu sang không sinh dâm loạn, nghèo hèn không nhục chí, oai vũ không khuất phục”. Bắt đầu từ thời nhà Đường, Quan Công bắt đầu được đưa vào thờ tại Võ miếu. Trải qua nhiều triều đại của Trung Hoa tới tận nhà Thanh, Quan Công vẫn là vị danh tướng duy nhất được xây dựng điện thờ riêng.
Người dân tôn sùng và gọi ông là Quan Công, Quan Đế hay Quan Thánh. Hình tượng của Quan Công cũng được biết đến với khuôn mặt hung tợn, đỏ như gấc và được miêu tả với “mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu dài hai thước, trán hùm thân lẫm liệt”. Trên tay Quan Công luôn cầm cây thanh long yển nguyệt đao và cưỡi trên con ngựa Xích Thố dáng vẻ vô cùng oai phong lẫm liệt.
Quan Công không chỉ là vị tướng của Trung Hoa mà hình tượng của ông còn có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nền văn hóa dân tộc Á Đông trong đó có Việt Nam. Hình tượng Quan Công thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật với những bức tượng điêu khắc, vở chèo, tuồng,… trong đó nổi bật phải kể đến tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
Thờ Quan Công có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Trong dân gian, Quan Công được biết đến là một người có dáng vẻ hung tợn nhưng ông lại là một vị tướng hào hiệp, trượng nghĩa, luôn đứng ra chống kẻ ác, bảo vệ người dân. Chính bởi vậy mà ngày nay, nhiều gia đình thường lập bàn thờ và tiến hành thờ cúng Quan Công như một vị thần trong nhà với mong muốn cho gia đình được bình an, cuộc sống được tốt đẹp và có được nhiều phước lành hơn.
Với tài nghệ và võ công xuất chúng, Quan Công được xem như là một vị thánh có thể trấn áp hung khí, sát khí và chống lại các thế lực tà ma, ngoại đạo.
>> Xem ngay: Ý nghĩa tượng Quan Công trong phong thủy trấn trạch nhà cửa
Với những người chuyên làm ăn, kinh doanh buôn bán thì khi thờ cúng tượng đồng Quan Công cũng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ mạnh mẽ giúp cho công việc làm ăn thuận lợi hơn và có được sự thành đạt trong kinh doanh, buôn bán.
Tượng Quan Công có nguồn linh khí rất mạnh vì vậy mà dù gia chủ có tiến hành thờ tượng Quan Công ở dáng đứng, dáng ngồi hay cưỡi ngựa thì đều sẽ mang đến nguồn năng lượng rất mạnh, mang cho mọi người sức sống, vượng khí để làm việc, tránh được các ốm đau, bệnh tật, điều không may trong cuộc sống.
Và dù thờ Quan Công có ý nghĩa gì trong phong thủy thì đây cũng là một cách để người đời sau thể hiện sự khâm phục và ngưỡng mộ lớn lao dành cho cuộc đời của Ông.
Một số lưu ý khi thờ Quan Công trong nhà
Bên cạnh thờ Quan Công có ý nghĩa gì thì khi lập bàn thờ thờ Quan Công, gia chủ cũng cần lưu ý và tìm hiểu kỹ các vấn đề sau:
Vị trí đặt bàn thờ Quan Công
Việc lập bàn thờ Quan Công trong gia đình tuy không quá yêu cầu sự cầu kỳ, tỉ mỉ tuy nhiên nguyên tắc khi đặt bàn thờ là phải đặt sao cho bàn thờ Quan Công phải cao hơn bàn thờ tổ tiên nhưng thấp hơn so với bàn thờ Phật.
>> Xem ngay: Tượng Quan Vân Trường phong thủy & Những lưu ý khi sử dụng
Khi lập bàn thờ, gia chủ nên lưu ý đặt bàn thờ ở những nơi khô thoáng, cao ráo, lịch sự,…Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ ở những nơi tối tăm, ẩm ướt hay những không gian kém lịch sự như phòng ngủ, nhà bếp hay các khu vực gần nhà vệ sinh.
Ai nên thờ cúng Quan Công
Quan Công là mẫu tượng danh nhân khá kén người chơi vì vậy mà không phải ai, nhà nào cũng có thể thờ được Quan Công cũng như không phải cứ ai thờ Quan Công cũng đều sẽ có được may mắn.
>> Xem ngay: Tượng Quan Công hợp với tuổi nào và những ai nên thờ Quan Công?
Theo đó, chỉ nam giới từ năm 25 tuổi trở lên mới nên lập bàn thờ Quan Công. Sở dĩ chỉ có nam giới có tuổi từ 25 trở lên mới được thờ Quan Công là vì khi đó họ mới có đủ nguồn dương khí dồi dào, thịnh vượng để nhận lộc từ Quan Công cũng như việc thờ Quan Công mới càng hiệu nghiệm và linh thiêng.
Người đời còn cho rằng, đa phần những người hợp với Quan Công đều sẽ có bản mệnh rất lớn. Khi được ngài phù hộ, hộ thuẫn thì đều sẽ ăn nên làm ra và có sự chuyển biến tích cực trên con đường công danh, sự nghiệp của riêng mình.
Ngày vía Quan Công
Trong 1 năm sẽ có tất cả là 4 ngày vía Quan Công. Đây đều là những ngày kỷ niệm gắn liền với các cột mốc trong cuộc đời của Quan Công. Vào những ngày vía Quan Công, gia chủ nên tiến hành dâng hương lên bàn thờ Quan Công hoặc hành hương tại những đền thờ của ông để cúng bái, xin bùa cầu phúc.
– Ngày 03/01 (âm lịch): Đây là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Trong ngày này, gia đình nên dâng hương hoa, lễ vật lên bàn thờ Quan Công. Tuy nhiên, lễ này phải là lễ chay, không được cúng lễ mặn.
>> Xem ngay: Đặt tượng Quan Công ở đâu trong nhà để gia đạo được bình an?
– Ngày 13/05 (âm lịch): Đây là ngày Quan Công hiển linh cứu giúp những người lương thiện, diệt trừ kẻ ác, trừ hại cho dân. Vào ngày này, bên cạnh việc dâng hương lên bàn thờ Quan Công, gia chủ có thể chuẩn bị thêm mâm cúng chúng sinh để tích đức.
– Ngày 13/06 (âm lịch): ngày cúng tử Quan Công.
– Ngày 24/06 (âm lịch): Đây là ngày cúng vía Quan Công ở đền thờ ông đặt tại Hội An. Trong ngày này, gia chủ có thể tiến hành dâng hương và làm lễ cúng Quan Công ở nhà. Tuy nhiên, nếu có đủ điều kiện thì gia chủ nên hành hương về tại đền thờ ông ở Hội An để việc cầu khấn, thờ tự Người được linh nghiệm nhất.
Cỗ cúng thờ Quan Công
Khi chuẩn bị cỗ cúng thờ Quan Công, gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn đều được. Nếu chuẩn bị mâm cỗ mặn, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những món sau:
– Rượu trắng tịnh: Rượu để càng lâu thì vị rượu càng đậm, hương rượu càng thơm.
– Thịt lợn, thịt dê: Gia chủ nên chuẩn bị một đĩa thịt dê hoặc thịt lợn đồng thời tránh bày các loại thịt trâu, thịt chó hoặc thịt gà trên mâm cơm cúng Quan Công.
– Một bát canh xương hoặc canh măng nấu chín
Nếu không chuẩn bị mâm cỗ mặn thì gia chủ cũng có thể bày biện một mâm cỗ chay đơn giản bao gồm:
– Trái cây: chọn các loại trái cây tươi, không bị héo, dập nát. Đặc biệt tuyệt đối không được dùng hoa quả giả để bày trên mâm cỗ.
– Hoa tươi: Gia chủ nên cắm một bình hoa tươi có đầy đủ nụ và hoa đã nở, tuyệt đối không được dùng hoa nhựa.
– Trầu, cau
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà nhằm giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề thờ Quan Công có ý nghĩa gì cũng như những lưu ý khi thờ Quan Công tại gia. Hy vọng với những chia sẻ này, quý gia chủ sẽ có thêm được những kiến thức mới khi thờ cúng Quan Công.
>> Xem ngay: 15+ Mẫu tượng Quan Công bằng đồng đẹp, chất lượng và độc đáo nhất
Khi mua sản phẩm tại Đồ Đồng Dung Quang Hà, bạn sẽ được:
- Giao hàng giá rẻ cực tốt
- Miễn phí giao hàng tại Hà Nội và Nam Định, hỗ trợ 50% phí giao hàng toàn quốc
- Sản phẩm thiết kế độc quyền, tinh xảo
- Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên đến 20 năm
- Tư vấn hỗ trợ 24/7 , giao hàng tận nơi trên toàn quốc
__________
Để đặt hàng quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
- Địa chỉ:
– 84 đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM
– 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội - Hotline: 097-762-4444
- Email: vuadodongsg@gmail.com
- Website: https://vuadodong.com