Từ xa xưa trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, hình ảnh chiếc chiêng đồng đã xuất hiện trong các lễ hội, dịp lễ quan trọng của người dân. Tiếng chuông phát ra để tịnh hóa khí trường, hóa giải điềm xui, mang vận khí tốt lành. Đó là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ được làm bằng đồng thau, hình dáng nón quai thao, ở giữa có núm hoặc trơn. Đường kính chiêng từ 20 – 60cm, dùng dùi bằng gỗ để gõ tạo ra tiếng vang lớn.
Chiêng đồng còn được xem như là chiếc cồng chiêng thời xa xưa, đã đưa nền văn hóa Việt Nam ta góp mặt trong danh sách di tích lịch sử của thế giới. Thật là điều hãnh diện khi nền văn hóa nước ta được bạn bè khắp năm châu tín nhiệm và xem trọng cũng như đặt sự tôn trọng lên nền văn minh lâu đời của Việt Nam.
Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Chiêng đồng có nguồn gốc từ cồng chiêng Tây Nguyên. Các hoa văn, họa tiết trên chiêng cũng vô cùng đặc sắc.
Chiêng đồng là hình ảnh vô cùng có giá trị và thiêng liêng đối với nền văn hóa của người dân tộc Việt Nam ta, đặc biệt là đối với người dân Tây Nguyên vì hình ảnh chiêng đồng như là vật thể chứa đựng linh hồn ngàn năm của các vị thần linh cổ đại.
Chiêng đồng được dùng để làm nhạc cụ trong những buổi lễ hội những dịp có ý nghĩa đến đời sống của dân tộc. Cấu tạo của chiêng đồng đúng như cái tên của nó, là được đúc hoàn toàn từ chất liệu đồng nguyên chất như như đồng đen, đồng đỏ và ngày nay sản phẩm chiêng còn được làm mới bằng lớp mạ vàng cao cấp.
Các nghệ nhân thường làm ra chiêng thủ công, gò với phương pháp truyền thống. Chiêng chuông vang, hay thì phải lựa nguyên liệu đồng tốt, đồ dày đúc đồng đều, ổn định.
Màu chiêng thường là màu giả cổ, tối màu. Các nghệ nhân dành nhiều công sức đề gò chiêng bởi phải gò liên tục để hình thành dáng và làm vành chiêng, núm chiêng.
Để ý kỹ sẽ thấy trên bề mặt đều có in hình các nhát búa xung quanh, tạo nên các hoa văn trên bề mặt đẹp tự nhiên. Tiếng chuông đều, ổn định cũng phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật chế tác chiêng.
Với hình ảnh chiêng đồng, bạn dễ dàng nhìn thấy nó tại bất cứ vùng miền nào. Thậm chí là tại các xã làng nơi người dân tộc sinh sống hình ảnh chiếc cồng chiêng đồng còn được xuất hiện nhiều hơn.
Có thể nói là từ Nam vào Bắc, dường như nơi nào vùng miền dân tộc nào cũng có chiêng đồng nhưng đặc biệt nhất và nguyên thủy nhất vẫn là những chiếc cồng chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Ngày 25 – 11 – 2005, tại Paris – thủ đô nước Pháp – UNESCO đã chính thức trao bằng công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể nhân loại”.
Khác với các nhạc cụ và di sản khác của Việt Nam, cồng chiêng tưởng như cũng sẽ bị lãng quên và chỉ còn là cổ vật của đất nước. Nhưng không, ngày nay nhạc cụ chiêng đồng vẫn được sử dụng rộng rãi tại các vùng Tây Nguyên và còn là nhạc cụ phổ biến trong những buổi lễ lớn của đồng bào dân tộc.
Trong mắt của bạn bè thế giới, nhạc cụ cồng chiêng và lễ hội cồng chiêng là những di sản mà họ muốn khám phá khi đến Việt Nam. Thật tự hào khi mà chiêng đồng đã đi từ xa xưa đến hiện tại và từ các buôn làng dân tộc Việt Nam đến với thế giới.
Có thể thấy nhạc cụ cồng chiêng mang trong mình một nguồn năng lượng mạnh mẽ và huyền bí, mới có thể thu hút được sự quan tâm của những con người sống trong nền văn minh hiện đại.
Đối với nguồn gốc xuất xứ chính xác của cồng chiêng cho đến nay, vẫn chưa có nhà nghiên cứu lịch sử nào tìm ra thời gian mà chiêng đồng xuất hiện trên thế giới. Nhưng với hình ảnh của chiếc chiêng đồng, đã được vinh danh xuất hiện cùng nữ vị tướng anh hùng nước ta là Bà Triệu vào năm 248 sau Công Nguyên.
Bởi có câu ca dao được truyền từ thời xa xưa được người đời truyền lại cho đến nay “Muốn coi lên lên núi mà coi , Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”. Từ đây, chúng ta có thể thấy hình ảnh của cồng chiêng lúc bấy giờ, đã được dân tộc ca tụng xem như là bảo vật của thời trinh chiến và đóng vai trò quan trọng trong thời đại phục hưng, giữ gìn đất nước của Việt Nam.
Thật may mắn và hãnh diễn biết bao khi nhạc cụ cồng chiêng từ trước đến nay đều mang đến những sắc màu rực rỡ trong mắt dân tộc ta và trong mắt bạn bè trên toàn thế giới. Cho nên đến bây giờ, chiêng đồng vẫn chưa hề có sự xem nhẹ của bất kỳ ai và có thể nói đây có lẽ là “nhạc cụ quốc dân Việt Nam” vì chưa làm bất cứ ai thất vọng về giá trị nhân văn, giá trị văn hóa.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bahnar, Xê Đăng, M’Nông, Cơ ho, Rơ Măm, Ê Đê, Jrai…
Dù các hoạt động về nhạc cụ chiêng đồng không còn xuất hiện nhiều như trước nữa, những cho đến tận bây giờ vào mỗi năm những địa điểm này đều tổ chức lễ hội cồng chiêng lớn. Với ý nghĩa tôn vinh nền văn hóa dân tộc, tưởng nhớ các vị thần linh ẩn chứa trong chiếc chiêng đồng và đặc biệt là để lưu giữ một nền văn minh cổ đại để truyền lại cho đời con cháu về sau.
Ta phải nói đến một sự kiện đã góp phần làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc Việt ta là vào ngày 25/11/2005 cách đây 15 năm, tại Paris (thủ đô nước Pháp). UNESCO đã chính thức trao bằng công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
Như đã nói, hình ảnh chiếc cồng chiêng được xuất hiện cùng nữ tướng quân bà Triệu trong thời kỳ đứng lên giành lại đất nước. Hình ảnh chiêng đồng được vị tướng quân vừa cưỡi trên lưng voi vừa đánh chiêng, đã mang đến những âm thanh hùng mạnh thúc đẩy tinh thần chiến đấu của những người lính và sự vững tin của dân tộc ta.
Cho đến hiện tại hình ảnh chiêng đồng được người người ca ngợi và quý trọng, nó được xem như là bảo vật góp sức xây dựng đất nước.
Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, bên trong mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần linh mang đến sự may mắn, sung túc và giàu có cho con người. Nên họ thường dùng cồng chiêng để đánh lên những âm thanh ca thán, cùng những điệu múa tốt đẹp để dâng tấm lòng thành của mình đến thần linh.
Và ngoài ra, chiếc cồng chiêng càng cổ càng có tuổi thọ lâu đời thì minh chứng cho sức mạnh và quyền lực của vị thần đó càng cao.
Thời xa xưa, đối với người dân tộc Việt Nam, âm thanh của cồng chiêng là tiếng nói của tâm linh là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh và là tiếng nói của tâm hồn. Tất cả những tiếng nói trên đều gói gọn trong những thanh âm được phát ra từ chiếc chiêng.
Khi âm thanh của chiêng đồng vang lên như thay lời biết ơn của con người gửi đến các vị thần đã cho họ một mùa màng có thu hoạch màu mỡ và cho họ một cuộc sống yên hòa biển lặng.
Đồng thời, gửi lời cầu nguyện đến những vị thần ban phước, sức khỏe và mùa màng của họ ngày càng tốt hơn để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Tiếng cồng chiêng thường xuất hiện trong tất cả các lễ hội trong năm từ lễ cúng máng nước, lễ đóng cửa kho, lễ mừng cơm mới, lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ bỏ mả…..
Hầu như, là tất cả những buổi lễ có liên quan đến cuộc sống, mùa màng, khai sinh nhân lực; đều được dùng tiếng chiêng để chào mừng, chúc phúc cũng như là dùng để đưa tiễn một điều cũ qua đi để làm lại một điều mới.
Với những lễ hội mang ý nghĩa khác nhau thì âm thanh của cồng chiêng cũng có giai điệu khác nhau. Lúc thì ngân nga sâu lắng như nói lên mọi nỗi niềm trong cuộc sống, lúc thì thôi thúc trầm hùng như mang sức mạnh đến cho cuộc sống và lúc thì hòa quyện với tiếng suối cho những ngày thư giãn và ấm êm.
Và có lúc giai điệu âm thanh nghe cứ như đang trải lòng những cơ cực vui buồn, bằng khúc vang ngân nga tưởng chừng dài hơn cả một đời người.
Thật sự mà nói đối với âm thanh của chiêng đồng, Vua Đồ Đồng thật lấy làm hãnh diện bởi nó mang đậm sắc son thanh âm của cuộc sống của thế giới muôn màu này.
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Sau những thời gian gắn bó với nhau cả cồng chiêng và tâm hồn của con người đã hòa quyện với nhau, xưa kia trong lễ hội nào của đồng bào Tây Nguyên cũng xuất hiện hình ảnh của chiếc chiêng đồng và khi xã hội ngày hiện đại thì nhạc cụ cồng chiêng cũng ít dùng đến.
Nhưng một sự thật hiển nhiên là cồng chiêng chưa bao giờ biến mất mà vẫn còn được rất nhiều nơi lưu giữ. Bởi đối với họ, cồng chiêng đã là vật dụng gắn liền với cuộc sống của họ từ xa xưa, nó giúp nâng cao tinh thần trong công việc và đặc biệt là cho họ niềm tin trong cuộc sống.
Chính vì thế, ngoài những giá trị về tâm linh thì chiêng đồng cũng đóng góp vai trò to lớn đến giá trị tinh thần.
Quay về với lúc cồng chiêng còn là nhạc cụ thô sơ nó chỉ được dùng để đánh lên những tiếng ngân vang bằng cách đánh đơn giản vốn có. Nhưng không lâu sau đó, khi nó đã trở thành vật có nhiều ý nghĩa đến đời sống con người thì nó được kết hợp với những giai điệu khác nhau cùng với những điệu nhảy sinh động.
Hiện nay, người dân Tây Nguyên lưu truyền hai cách đánh cồng chiêng nguyên thủy, một là cách đánh bằng dùi và cách còn lại là đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng cũng có hai loại là dùi mềm và dùi cứng.
Âm thanh của dùi mềm khi đánh lên mặt chiêng sẽ tạo ra âm thanh tròn tĩnh dịu tai, vang ngân như một khúc ca đời người và trầm hùng như những thăng trầm trong cuộc sống mà vẫn không hề khuất phục.
Âm thanh của dùi cứng sẽ mang tiết tấu sắc nhọn bởi nó được kết hợp với sự va chạm của kim khí và âm thanh mãnh liệt tạo nên những giai điệu hùng hồn, như cất lên tinh thần bất khuất khuất và mạnh mẽ của con người.
Và với cách đánh bằng cườm tay tạo ra một âm thanh nhẹ nhàng, huyền bí; khiến cho lòng người nghe xao động mà trầm ngâm.
Cách đánh chiêng đồng:
Tay phải cầm dùi vì là nơi sẽ hoạt động dùng lực mạnh và nhiều nên thông thường dùi đều sẽ được cầm tay phải, sau đó gõ vào mặt chiêng để tạo ra âm thanh. Lưu ý, âm thanh được thay đổi, dựa cách mà tay trái chặn vào mặt chiêng, hay lúc rời khỏi mặt chiêng để tạo ra những nốt nhạc trầm nổi to nhỏ.
Giai điệu của cồng chiêng có được hoàn chỉnh và cuốn lòng người hay không là dựa vào sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai tay phải và trái. Và đối với người đánh chiêng biết nắm được thời khắc vàng mà gõ chiêng sẽ tạo nên những tiết tấu đồng điều, cho ra những giai điệu đi vào lòng người.
Nên mới thấy, tuy chỉ là một nhạc cụ nhưng không phải ai cũng có thể đánh. Nó đòi hỏi sự tinh tế, sự chuyện nghiệp và đồng điệu được tâm hồn với nhạc cụ.
Mua chiêng đồng ở đâu đẹp, chất lượng thực sự tốt và bền bỉ?
Hiện tại cơ sở Vua Đồ Đồng đã có xưởng sản xuất chiêng đồng chất lượng cao và các showroom cửa hàng bày bán đa dạng sản phẩm đồ đồng. Với đội ngũ đông đảo nghệ nhân xuất phát từ các làng nghề truyền thống lịch sử hàng trăm năm chế tác, các sản phẩm đồ đồng có độ tinh xảo cao, đa dạng mẫu mã, đường nét đẹp. Tiếng chuông khi ngân lên đều, hay và bền bỉ theo thời gian.
Khách hàng có thể đặt một hoặc nhiều chiếc chiêng với kích thước, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Mặt chiêng có thể thiết kế hình trống đồng, trạm rồng hoặc hình ảnh về đất nước, vùng miền,…
Chất liệu đúc chiêng gồm có đồng nguyên chất, đồng vàng hun đen,…Cam kết sản phẩm chất lượng cao, được gò chạm thủ công bằng tay.
Bên cạnh việc tìm một cơ sở sản xuất và kinh doanh chiêng đồng chất lượng cao thì giá bán chiêng đồng cũng là vấn đề rất được quan tâm. Hiện nay trên thị trường nguồn cung sản phẩm đa dạng, tuy vậy chất lượng không được chứng thực và kiểm nghiệm tỷ lệ đồng có trong sản phẩm.
Nhiều người có thắc mắc không biết giá chiêng đồng là bao nhiêu, có đắt đỏ không? Thực tế với mỗi sản phẩm cơ sở sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để định giá thành chuẩn xác rồi gửi tới khách hàng. Dưới đây là các yếu tố chính quyết định giá bán chiêng đồng:
Sản phẩm làm bằng đồng càng quý, chất lượng thì giá sẽ càng cao hơn. Chưa kể khách hàng còn yêu cầu mạ vàng, dát vàng, khắc vàng. Chiêng đúc hoặc gò từ đồng tốt sẽ cho âm thanh trong trẻo vang xa, bền bỉ và đẹp hơn nhiều. Nếu dùng đồng kém chất lượng thì tiếng không hay, chói tay. Do đó sẽ có mức chênh lệch giá cả đáng kể về sản phẩm.
Chiêng đồng có kích thước lớn, trọng lượng lớn thì đương nhiên giá sẽ cao hơn. Hệ sản phẩm hiện nay vô cùng đa dạng về mẫu mã. Các đường kính phổ biến gồm có 20cm, 30cm, 50cm, 60cm, 70cm, 80cm. Trọng lượng gồm có 5kg, 10kg, 20kg,…
Quý khách hàng muốn có báo giá cụ thể liên hệ trực tiếp với Vua Đồ Đồng. Nhân viên sẽ nhanh chóng kết nối để tư vấn rõ ràng nhất có thể. Đối với các đơn hàng số lượng nhiều thì xưởng sẽ có mức giá tốt cùng chính sách bảo hành hấp dẫn.
Giờ đây khi biết được các thông tin cơ bản về chiêng đồng sản xuất tại Vua Đồ Đồng, bạn đã yên tâm lựa chọn phải không nào. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ đồ đồng như chuông đồng, tượng đồng và nhận đúc chuông đồng theo yêu cầu.
Hy vọng ngày sớm nhất chúng tôi có cơ hội hợp tác cùng quý khách hàng. Để liên hệ tư vấn và mua hàng vui lòng liên hệ Hotline:
Copyright © 2019 Dung Quang Hà. All rights reserved.