Trong tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam, đôi hạc thờ bằng đồng đứng trên lưng rùa với nhiều ý nghĩa hình tượng sâu sắc thường được đặt hai bên cân xứng với đỉnh đồng đã là một hình ảnh không còn quá xa lạ với mỗi người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa hình tượng và những sản phẩm nổi bật nhất tại Đồ Đồng Dung Quang Hà bạn nhé!
Đôi hạc thờ thường được tạo hình với hình ảnh chim hạc cưỡi trên lưng rùa, trên miệng ngậm hờ một cành sen hoặc ngậm hạt minh châu. Hạc thờ bằng đồng vừa mang sự thoát tục lại vừa mang nét thanh cao. Đây là một trong những khí cụ không thể thiếu để tạo nên bộ ngũ sự bằng đồng. Hạc thờ được đặt hai bên cân xứng với đỉnh đồng.
Đôi hạc thờ bằng đồng khảm ngũ sắc
Ngày nay, hạc thờ được chế tác dưới nhiều chất liệu mẫu mã khác nhau như: đồng, gỗ, gốm sứ,… tuy nhiên các mẫu hạc thờ bằng đồng ngày càng dành được nhiều thiện cảm và ưu ái hơn từ phía khách hàng.Nếu như sản phẩm hạc thờ bằng sứ dễ đổ vỡ, các sản phẩm hạc thờ bằng gỗ dễ bị mối mọt theo thời gian thì các sản phẩm hạc thờ bằng đồng chính là sự lựa chọn tốt nhất. Các sản phẩm hạc thờ bằng đồng không chỉ có độ bền cao mà còn có thể loại bỏ tình trạng mối mọt.
Ngoài ra, các sản phẩm hạc thờ bằng đồng còn mang lại tính thẩm mỹ vô cùng cao vừa thể hiện được sự sang trọng, cao cấp vừa thể hiện được sự thiêng liêng trong không gian thờ của gia chủ.
Để đáp ứng với nhiều nhu cầu cũng như mục đích sử dụng khác nhau, hạc thờ thường được chế tác dưới nhiều mẫu mã với những kích thước khác nhau.
Hạc thờ bằng đồng vàng màu hun giả cổ
Đối với mục đích thờ cúng tại gia, tùy vào kích thước bàn thờ mà sẽ có các mẫu hạc thờ có kích thước phù hợp. Kích thước hạc đồng sẽ được chế tác phụ thuộc vào kích thước đỉnh thờ. Thông thường các mẫu hạc thờ sẽ có kích thước khoảng: 40cm, 45cm, 50cm, 60cm,…
Đối với những nơi thờ tự lớn hơn như đền, chùa, miếu, nhà thờ họ,…thì thường sử dụng các mẫu hạc thờ bằng đồng có kích thước lớn từ 1m trở lên. Kích thước hạc thờ tại các khu vực thờ tự này thường rơi vào khoảng 1m27, 1m35, 1m55, 1m76, 1m97, 2m2,…
Hình tượng loài chim hạc trong văn hóa thờ cúng của người việt bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa phương Đông và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng của sự thanh cao, thuần khiết. Hạc chính là con vật tượng trưng cho sự tinh túy, thanh tịnh, thần tiên và thoát tục. Chính vì vật mà hạc còn được gọi là Tiên hạc.
Chim hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ còn thường được gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu. Là loài vật được xem là có tính cách của một người quân tử, là con chim của vũ trụ, của tầng cao, của thần linh báo hiệu sự chuyển mùa, là đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh. Hạc là loại linh vật có tuổi thọ rất cao, được cho là bất tử của loài chim, là loài chim có phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, có thể mang lại nhiều may mắn.
Hạc thờ bằng đồng đỏ mộc trang nhã
Loài hạc có bộ lông màu đen tuyền hoặc trắng muốt và có tuổi thọ cao chính vì vậy mà hạc thường được xem là biểu tượng của sự trường tồn, của tuổi thọ và sự bền vững, Ngoài ra, hạc còn được biết đến là biểu tượng cho sự thuần khiết, thanh đạm nên được đặt trên bàn thờ ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại nhiều sự may mắn và ấm êm.
Đôi hạc thờ thường được chế tác theo hình dáng con hạc đứng trên mai rùa. Đây được biết đến là hình ảnh mang tính ẩn dụ rất cao.
Nếu như hạc chính là một loài chim hiếm tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết, là sự tinh túy, thanh tịnh, thần tiên và thoát tục. Bên cạnh đó, chim hạc còn là biểu tượng của sự trường thọ, là biểu tượng của âm – dương, nhật nguyệt giúp cân bằng vượng khí vô cùng tốt. Mặt khác, hình ảnh rùa được xem là linh vật của trời đất, tượng trưng cho sự cao quý, dám mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, thử thách. Rùa cũng được xem là loài động vật sống vô cùng thọ, đây cũng là biểu tượng của sự trường tồn.
Hạc thờ bằng đồng vàng mộc cao 70cm
Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa chính là biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm và dương. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự phát triển của con người. Ngoài ra, sự kết hợp hoàn hảo của rùa và hạc còn là hình ảnh “ thọ đội thọ” thể hiện rõ nhất cho khát vọng trường tồn, may mắn, khỏe mạnh, là lời cầu mong, nguyện ước của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên, mưu cầu cho một cuộc sống hạnh phúc, thuận lợi.
Đôi hạc thờ đặt trên bàn thờ thường được chế tác dưới 2 mẫu hạc thơ ngậm ngọc và hạc thờ ngậm nhành sen. Nếu như mẫu hạc thờ ngậm ngọc chính mang ý nghĩa thể hiện cho sự trong sáng, là biểu tượng của đạo pháp thì mẫu hạc thờ ngậm cành sen chính là tượng trưng cho sự giác ngộ và mong muốn vươn tới ánh sáng.
Đôi hạc thờ là một trong những sản phẩm có độ khó trong chế tác cao. Làm sao để đôi hạc phải có sự giống nhau từ hình dáng cho đến họa tiết. Đó là cả trình độ tay nghề của người thợ.
Chất liệu của sản phẩm quyết định đến giá thành của sản phẩm. Xét về chất liệu, giá của sản phẩm xếp từ thấp đến cao như sau: cao nhất là các dạng đồng dát vàng, mạ vàng, tiếp đó là các dạng khảm tam khí, ngũ sắc. Đồng đỏ và đồng vàng thường có mức giá rẻ hơn, trong đó đồng vàng là loại rẻ nhất.
Cặp hạc thờ bằng đồng cỡ nhỏ đặt trên bàn thờ có giá từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng. Cặp hạc cỡ lớn trên 1m có giá từ 15.000.000 – 40.000.000 đồng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn về sản phẩm và nhận báo giá bạn nhé. 0977-62-4444
Hạc thờ bằng đồng đẹp nhất khi được sắp xếp cùng với những bộ sản phẩm khác trong bộ đồ thờ cúng bằng đồng. Khi sắp xếp trên bàn thờ, hạc thờ thường được đặt song song ở hai bên, cạnh đôi chân nến, đỉnh đồng được đặt ở giữa, tạo nên sự cân bằng hoàn hảo cho ban thờ.
Dung Quang Hà, cơ sở sản xuất và phân phối đồ đồng chuyên nghiệp 100%, bảo hành trọn đời.
Xem ngay: Báo giá 19+ Cặp Hạc Thờ Bằng Đồng Đẹp Nhất Cho Bàn Thờ Gia Tiên
Copyright © 2019 Dung Quang Hà. All rights reserved.