Chuông đồng ngoài là vật dụng phát ra âm thanh nó còn là một trong những sản phẩm có giá trị về văn hóa tâm linh vô cùng đặc biệt. Ngày nay, không chỉ trong các ngôi đình, chùa mới có chuông đồng mà với nhu cầu của người dân, các sản phẩm chuông đồng với đủ loại kích thước đã được ra đời.
Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về ý nghĩa, cội nguồn và họa tiết của chiếc chuông đồng chưa ? Hãy cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà đi tìm hiểu để biết rõ hơn về chiếc chuông đồng nhé !
Chiếc chuông đồng là vật dụng được làm từ các chất liệu kim loại như đồng, bạc, vàng,… dùng để tạo ra âm thanh thuần khiết khi gõ vào. Hình ảnh chiếc chuông đồng trong truyền thống xuất hiện nhiều tại những nơi thờ cúng thần linh như: đình chùa, đền, miếu, nhà thờ tổ… và tại những gia đình có thờ cúng Phật Tổ.
Chuông có nhiều kích thước,từ loại chuông đồng nhỏ vài kg cho tới loại chuông đồng nặng vài chục, vài trăm kg, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó.
Chuông đồng đối với Phật Giáo là một bảo vật hay pháp bảo không thể thiếu, sự tương quan giữa chuông đồng với đình chùa hoặc nhà thờ, là sự gắn kết chặt chẽ không thể tách rời.
Để đúc chuông đồng nhà chùa cần có lễ rót đúc chuông đồng dưới sự chứng giám của các Quý thầy và Phật tử của chùa. Các nghi thức diễn ra phải chuyên nghiệp, trang nghiêm và thành kính, gia trì cầu nguyện đúc chuông cho đến khi kết thúc quá trình.
Chuông đồng gắn liền với Phật giáo
Ngày xưa, chiếc chuông đồng bấy giờ là một loại kiền chùy (vật phát ra âm thanh) của Phật giáo. Ban đầu chỉ dùng để kêu gọi tập trung, cho nên cũng gọi là “tín cổ”.
Theo như trong Kinh Phật ghi chép và truyền lại như thế này :
“Vào ngày rằm tháng 7 tức ngày 15 tháng 7, là kỳ mãn hạ, chư Tăng tự tứ. Phật bảo thị giả là ngài A Nan đánh kiền chùy để nhóm họp Tăng chúng. A Nan liền lên giảng đường tay đánh kiền chùy nói: “Con nay đến đây đánh tín cổ của Như Lai, hễ ai là đệ tử của Như Lai, khi nghe thì hãy vân tập về đây”.
Thế là từ đó chiếc chuông trở thành pháp bảo quan trọng trong tự viện Phật giáo. Vì âm thanh của chuông rất vang và vọng ra xa. Lúc bấy giờ, chuông được sử dụng trong Phật Giáo được làm từ đá, đồng hoặc sắt, vì các chất liệu này tạo ra âm thanh rất tốt, khi gõ vào chuông thì âm thanh rất vang truyền đi rất xa.
Tuy vậy, ngày nay chuông đồng là chất liệu được sử dụng nhiều nhất ở khắp các ngôi chùa, đền thờ lớn nhỏ. Kích cỡ và hoa văn của chuông cũng được đúc đa dạng tùy theo ý nghĩa và sở thích mà người yêu cầu đúc mong muốn. Những họa tiết được khắc họa nổi tiếng trên chiếc chuông đồng như : bàn tay Phật đỡ răng bánh xe, ngọn lửa, hình ảnh Đức Phật,….
Tiếng chuông hay tiếng mõ là âm thanh hỗ trợ duyên công phu tụng, đối với Phật chuông sẽ bao quát cả đại chuông và tiểu chuông, cách đánh cũng có phần tương đối phức tạp. Và cách đánh chuông còn tùy thuộc vào Phật sự Tông phái… nên sẽ có nhiều cách đánh khác nhau.
Thông thường chuông có những cách đánh như: 3 tiếng, 7 tiếng, 18 tiếng, 36 tiếng, 108 tiếng.
Với kiểu cách đánh chuông theo số tiếng như vậy được gọi là nhập đường chung, ngoài ra cách đánh 108 tiếng là tổng 3 hồi mỗi hồi là 36 tiếng. Mà cách đánh chuông 108 tiếng với 3 hồi là dùng cho những hoạt động quan trọng được tổ chức trong tự viện Phật giáo, cách đánh này có tên là bá bát chung.
Ngoài ra, trong Phật Giáo còn có đánh chuông mõ thứ nhì trong điện Phật, khi các chư tăng, trụ trì, Phật tử đọc kinh và được gọi là Đại Hồng Chung. Chuông sử dụng cho cách đánh là chuông có kích thước nhỏ.
Hình ảnh trụ trì đánh chuông đồng
Chuông đồng là vật phẩm mà chỉ có thể thấy ở trong Phật giáo. Tiếng chuông đồng trong vắt, vang xa làm tâm hồn trở nên thanh tịnh và nhẹ nhõm. Chuông đồng được phân chia làm 3 loại:
Chuông đồng đại hồng chung với thiết kế tinh xảo
Chuông đại hồng chung là chuông có kích thước lớn, thường được đặt trong khuôn viên nhà chùa. Chuông được đánh vào sáng sớm và chiều tối kết nối cõi âm và cõi dương do đó chuông còn được gọi là chuông U Minh.
Quả chuông đồng nặng 89kg có giá gỗ
Chuông báo chúng ( còn được gọi là chuông bán chung hay tiểu chung) chỉ nhỏ bằng một nửa chuông Đại hồng chung, được đặt ở trai đường (dãy nhà dành cho người làm công quả, được dùng làm nơi ăn uống, nghỉ ngơi). Tiếng chuông báo hiệu để người tu hành và làm công quả sẽ biết được giờ giấc để tiến hành các nghi lễ và nghi thức Phật giáo.
Chuông gia trì bằng đồng tinh xảo
Chuông gia trì thường được sử dụng trong buổi lễ trì chú, tụng niệm, để quá trình diễn ra được nhịp nhàng, báo hiệu trước khi bắt đầu hoặc kết thúc đọc kinh. Chuông này có thể được sử dụng tại tư gia.
Tiếng chuông đồng trong Phật Giáo mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tiếng chuông được dùng đánh vào mỗi buổi sáng sớm nói làm cho con người ta thức tỉnh, sớm giác ngộ, thoát khỏi những điều đau khổ trong cuộc đời.
Bên cạnh đó, dùng âm thanh trong veo thanh khiết của chiếc chuông đồng hướng tâm con người về những điều tốt đẹp và yên bình. Từ đó đưa con người đến với cái thiện, có tấm lòng từ bi hỷ xả và đem lòng nhân ái để đối xử với mọi người xung quanh.
Điều đặc biệt dành riêng cho mỗi người là tiếng chuông chùa làm cho cái tâm của chính bản thân được thanh tịnh trong từng phút giây, trong mắt mình luôn luôn nhìn thấy mọi vật mọi việc theo hướng tích cực và tốt đẹp.
Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như:
Đối với tiếng chuông của Đại hồng chung thể hiện sự thức tỉnh bên trong con người, để con người sớm giác ngộ nhìn nhận được việc làm của chính mình là đúng hay sai và từ đó kéo tâm trí họ hướng theo những điều lành.
Trên chiếc chuông đồng thời xa xưa được đúc một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ cùng với những họa tiết mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Dưới đây là một số họa tiết thường được sử dụng trên chuông đồng:
Đức Phật là đấng tối cao trong thế giới Phật Giáo, Ngài là người không ngại gian khổ mà đã trải qua biết bao nhiêu gian nan để cứu độ chúng sinh. Ngài luôn mang trong mình đức tính tốt lành và luôn có lòng vị tha cho dù trong lúc trải kiếp đã gặp biết bao điều xấu xa.
Và chùa là nơi được xây dựng để tôn thờ và hướng theo đường đạo của Ngài, còn có chùa là nơi huấn luyện tâm cho mỗi người. Vì vậy, đối với một chiếc chuông chùa được khắc họa hình ảnh của Đức Phật lên trên nhằm để hiện sự tôn kính đối với Ngài.
Đồng thời, âm thanh trong veo của chiếc chuông kết hợp với hình ảnh của Ngài càng làm gia tăng sự thanh tịnh cho ngôi chùa, giúp xua đuổi được tà khí mang lại khí lành cho ngôi chùa, cho những người đến đây để lòng được thanh tịnh.
Bàn tay Phật đỡ bánh xe luân hồi
Trong Phật giáo, Đại thừa và Tiểu thừa là hai khái niệm quen thuộc mà không vị sư nào là không biết đến.
Bên cạnh đó, phái Tiểu thừa nhận định rằng những người xuất gia phải tự mình giác ngộ và tự giải thoát cho chính bản thân mình và tuyệt nhiên là không thể giải thoát cho người khác.
Thường những ngôi chùa theo phái Đại Thừa sẽ thờ rất nhiều tượng Phật khác vì họ thừa nhận sự tồn tại của những vị Phật khác, trong đó có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Quan Âm Bồ Tát,… và nhiều vị Phật khác. Không giống với Đại thừa, Tiểu thừa chỉ có Thích Ca là Đức Phật duy nhất nên tại các ngôi chùa theo phái này chỉ thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca.
Và những không gian nhỏ đó tương ứng với cuộc sống hiện tại của vạn vật, nó mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó là chỉ khi sống với thực tại thì vạn vật mới thấu hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống.
Đây là hình ảnh được dùng phổ biến cho chuông đồng chùa, nhất là dành cho chuông Đại hồng chung. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh 4 nụ chuông lớn trên chiếc chuông U Minh, 4 nụ chuông đó tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Cùng với hình tròn ở giữa xung quanh là những ngọn lửa xòe ra giúp chúng ta nghĩ đến hình ảnh của vầng thái dương, tương ứng với nguồn năng lượng mạnh mẽ và trường tồn. Thêm vào đó, vầng thái dương thể hiện sự bất diệt của mình để soi sáng cho con đường tu hành.
Vì đây là sản phẩm gắn bó mật thiết với các vấn đề về phong thủy và tâm linh do đó mà không thể tùy tiện. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý nếu bạn đang có ý định mua chuông đồng.
Mục đích mua chuông đồng của bạn là gì thì sẽ chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Bộ chuông bát đồng hoa sen họa tiết tinh tế trang nghiêm
Chuông đồng là một trong những sản phẩm có cân nặng lớn. Do tỷ lệ kim loại trong chuông nhiều và đặc. Dưới đây là một số cân nặng phổ biến của chuông đồng:
Không khó để tìm được những đơn vị chuyên về đồ đồng uy tín và chuyên nghiệp trên thị trường. Đồ Đồng Dung Quang Hà là địa chỉ tin cậy mà quý khách hàng có thể đặt trọn niềm tin.
Với xưởng sản xuất tại làng nghề truyền thống Ý Yên, Nam Định, các khâu từ sản xuất tới phân phối hoàn toàn 100% không qua bên thứ 3. Đồ Đồng Dung Quang Hà cung cấp các sản phẩm chuông đồng với nhiều kích thước và kiểu dáng đa dạng. Nhận làm các mẫu chuông đồng theo nhu cầu của quý khách hàng.
Đồ Đồng Dung Quang Hà – địa điểm nhận đúc chuông đồng theo yêu cầu từ họa tiết đến kết cấu từ kích thước lớn đến kích thước nhỏ gọn. Hiện tại, chúng tôi sở hữu một xưởng đúc tại Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định với nguồn nhân lực dồi dào kinh nghiệm nên có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về sản phẩm.
Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi còn hỗ trợ khách đến tận xưởng để đánh giá cũng như thẩm định chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng.
Mới đây, Đồ Đồng Dung Quang Hà đã vinh dự được đúc chiếc chuông đồng nặng 800 kg cho nhà chùa và nhận được sự hài lòng của sư thầy nơi đây. Vì vậy mà chúng tôi tự tin đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng những sản phẩm không chỉ đạt chất lượng, sự bền bỉ mà lại còn có một mức giá vô cùng hợp lý.
Lễ đúc chuông 800 kg tại xưởng đúc đồng Dung Quang Hà và hoàn thiện chuông
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành nghề và cung cấp hơn hàng trăm sản phẩm cho khách hàng, Đồ Đồng Dung Quang Hà vẫn luôn là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực đúc chuông đồng nói riêng cũng như lĩnh vực đồ đồng nói chung.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Copyright © 2019 Dung Quang Hà. All rights reserved.