Tín ngưỡng thờ cúng từ bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần người dân Việt. Bài vị cùng với bộ tam sự ngũ sự trong không gian thờ cúng là vật giúp cho không gian trở nên tâm linh và trang trọng hơn. Bài vị có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau ví dụ như: bài vị bằng đồng, bài vị bằng gỗ …
Mỗi vật phẩm trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng của mình. Bài vị trên bàn thờ giống như một vật lưu giữ, tưởng nhớ đến công ơn của ông bà, cha mẹ, các bậc tiền nhân của nhiều đời, nhiều kiếp.
Đây là nét đẹp trong truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Người Việt tin rằng “Âm phù thì Dương trợ”, có chăm lo thờ cúng, tưởng nhớ phần Âm thì sẽ được phúc phần về sau, được nâng đỡ và phù hộ trong cuộc sống.
Các chữ trên bài vị thường là chữ Hán Nôm hoặc chữ Quốc Ngữ tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia chủ. Hiện nay thì người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.
Trên bài vị cần lưu ý khi ghi họ tên, vai vế hoặc chức tước, năm sinh năm mất của người được thờ cúng. Thường bài vị thờ cửu huyền thất tổ, tức là 9 đời của gia đình, tính từ người chủ thờ cúng làm tâm.
Thời xưa, bài vị thường được làm bằng gỗ mít, vì gỗ mít gắn với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của người Việt. Hoặc dùng gỗ cây thị, vì ngày xưa người ta hay gọi quê hương là Tử Lý, với nghĩa Tử là cây thị. Gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên trở về quê hương, mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây thị vẫn ở trong đất trồng nhà mình.
Ngày nay bài vị còn có thể được làm bằng đồng, bởi nhu cầu sử dụng lâu dài và bền hơn so với chất liệu gỗ. Bàn thờ của các gia đình ngày nay cũng được chăm chút và có phần trang trọng hơn.
Trong lòng để viết chữ thường rộng từ 3cm đến 4cm, cao từ 12cm đến 21cm. Các kích thước của bài vị được chọn theo các số đẹp có tỷ lệ cân đối như sau (theo thước Lỗ Ban):
Số các chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 dư 3. Không được dư 1 hoặc 2.
Theo cách đếm tuần tự 4 chữ “Quỷ, Khốc, Linh, Thính”. Nếu là người nam thì phải vào chữ Linh dư 3, còn người nữ vào chữ Thính là được.
Viết bằng chữ Hán Nôm theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái. Hàng chính giữa nêu vai vế của người được làm bài vị.
Tiếp đến là tước vị nếu có. Sau đó là tên gồm tên húy bằng tên chính, tên hiệu, tên tự, tên thụy nếu có.
Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông. Sau đó ghi họ của ông cộng với nguyên phối hoặc thứ thất, kế thất, chắc thất, phu nhơn.
Hàng bên trái từ trong nhìn ra ghi ngày tháng năm sinh. Hàng bên phải từ trong nhìn ra ghi ngày tháng năm mất. Cuối cùng là 3 chữ “Chi Linh Vị” cũng có khi ghi Thần Chủ hoặc Linh Vị.
Bài vị được lưu giữ 5 đời “Ngũ Đại Mai Thần Chủ”, kể từ người chủ cúng đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.
Việc ghi vai vế của bài vị khiến cho bài vị phải được làm mới liên tục khi có một đời người khác lên làm chủ cúng. Vì vậy không nên ghi vai vế vào bài vị có thể lưu giữ được bốn đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.
Trên đây là những nguyên tắc lập bài vị tổ tiên bạn cần biết. Ngày nay, công việc lập bài vị đã có các thầy cúng hoặc các sư thầy lo giúp việc lập bài vị cho gia đình.
Những bài vị ngày xưa thường được viết bằng chữ Hán Nôm vì ở thời ông cha ta được học chữ Hán Nôm. Ngày nay hầu hết các gia đình khi có người mất đều nhờ đến các sư thầy hoặc thầy cúng làm bài vị, nên bài vị thường có chữ Hán Nôm, dù cả người sống và người mất đều không hiểu gì về chữ này.
Đâu đó vẫn còn quan niệm rằng, nếu bài vị không viết bằng chữ Hán Nôm là không nghiêm túc, không thật sự đẹp và không có ý nghĩa tưởng nhớ tới người mất. Hoặc có người cho rằng, vì gia đình nhờ vào thầy nên thầy viết sao thì sẽ để như vậy.
Tuy nhiên về bản chất, viết bằng chữ nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của mỗi người, một lòng thành kính và nhớ về người đã khuất.
Bởi ý nghĩa của bài vị là tưởng nhớ về người đã mất, khi đến dịp lễ hay ngày giỗ cúng tế, người trên bài vị sẽ hiện diện. Nếu trên bàn thờ có nhiều bài vị, đến ngày cúng tế của người nào, thì bài vị của người đó sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở về vị trí cũ.
Ngày nay, bài vị nên được viết bằng Tiếng Việt để dễ đọc và dễ hiểu cho người thờ cúng.
Có người cho rằng số chữ trên bài vị được tính theo “Quỷ Khốc Linh Thính” là điều mê tín cần được bãi bỏ, thì thực ra đây là vấn đề về tâm linh, phụ thuộc vào niềm tin của mỗi người. Nó cũng tương tự như việc xem ngày giờ đẹp để làm nhà, cưới xin hay ma chay, đều phụ thuộc vào mỗi nhà, mỗi người.
Trên đây là những kiến thức Vua Đồ Đồng cung cấp cho bạn để hiểu rõ hơn về bài vị. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn trong cuộc sống.
Tại Vua Đồ Đồng, bạn sẽ được tư vấn chi tiết và hướng dẫn mua các sản phẩm về đồ thờ cúng bằng đồng. Đôi hạc đồng, bát hương bằng đồng, đỉnh đồng và nhiều loại sản phẩm khác.
Nếu bạn có nhu cầu mua bài vị bằng đồng, hãy liên hệ ngay với Vua Đồ Đồng để được tư vấn và mua sản phẩm này bạn nhé!
Xem video bài vị bằng đồng:
Copyright © 2019 Dung Quang Hà. All rights reserved.